Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
67702

TUYÊN TRUYỀN SÂU BỆNH HẠI LÚA

Ngày 15/08/2024 00:00:00

Ngày 15 tháng 8 năm 2024. UBND xã Giao Thiện đã ban hành công văn số 101/CV-ĐCNL về việcv chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ thu mùa năm 2024. Nội dung công văn cụ thể như sau:

Kính gửi: - Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống đói rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi xã;

- Các thôn trên địa bàn xã.

Thực hiện Công văn số 1565/UBND-NNPTNT ngày 13/8/2024 của UBND huyện Lang Chánh về việc chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ Thu Mùa năm 2024. Hiện nay, trên trà lúa mùa sớm và chính vụ đang ở giai đoạn đứng cái - trổ, trà lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, riêng các giống lúa nếp cảm quang, nếp cái hoa vàng, nếp hạt cau, nếp bản địa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, nhìn chung cây lúa sinh trưởng phát triển khá.

Để bảo vệ năng suất vụ Thu Mùa và giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Chủ tịch UBND xã yêu cầu các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống đói rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi xã; Các thôn trên địa bàn xã thực hiện một số nội dung sau:

1. Tăng cường công tác chỉ đạo các thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ và chăm sóc cho cây lúa và hoa màu.

2. Thường xuyên điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh hại, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

3. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình diễn biến sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ để người dân chủ động phòng trừ có hiệu quả, cụ thể:

- Trên những diện tích lúa cuối giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái nếu mật độ sâu cuốn lá nhỏ từ 50 con/m2 và từ 20 con/m2 (giai đoạn ôm đòng đến trổ) trở lên, cần tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Clever 150SC, 300WG, Voliam Targo 063SC, Obaone 95WG, Incipio 200SC, Prevathon5SC,Vibamec 3.6 EC, Bạch hổ 150 SC...

- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng phun trừ khi rầy cám tuổi 1-2 đối với lúa giai đoạn trước trỗ nếu mật độ từ 1.500 con/m2 bằng các thuốc nội hấp, lưu dẫn có hoạt chất như Pymetrozine; Acetamiprid + Imidacloprid; Lambda-cyhalothrin + Thiamethoxam,... (Sutin 50 EC, Chatot 600WP, Chess 50 WG,…) và từ 750con/m2 giai đoạn sau trỗ bằng các loại thuốc tiếp xúc có hoạt chất như Fenobucarb, Nitenpyram, Buprofezin,…

- Đối với những diện tích lúa chớm bị bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn và những diện tích có nguy cơ cao bằng các loại thuốc có hoạt chất Bismerthiazol, Copperhuydroxide, Oxolinic acid, Thioddiazole zinc, Kasugamycin, Streptomycin, Ningnanmycin, Bronopol ...

LÚA.jpg

Lưu ý: Không chỉ đạo phun thuốc tràn lan, phun khi sâu non, rầy cám đang ở tuổi 1, 2 và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng-nồng độ và đúng cách)

4. Chủ động công tác kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh thuốc ngoài danh mục, thuốc hết hạn sử dụng, bán kèm những loại thuốc không đúng đối tượng phòng trừ.

Ngoài ra cần tăng cường theo sâu đục thân bướm 2 chấm, chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, đen lép hạt để có biện phòng trừ ngay ở diện hẹp. Lưu ý trên các giống lúa cảm quang (Nếp cái hoa vàng, nếp hạt cau...) cần tập trung bón thúc đợt 2 (đón đòng) vào thời gian quanh tiết Bạch lộ (ngày 07/9 năm 2024) và chú ý lứa sâu đục thân 2 chấm vào giai đoạn đòng trổ (từ 01-10/10 năm 2024).

Trên đây là một số nội dung quan trọng, Chủ tịch UBND xã yêu cầu các đồng chí thành viên BCĐ xã, Các thôn trên địa bàn xã thực hiện tốt các nội dung trên và thường xuyên báo cáo về UBND xã (qua đ/c Lương Văn Dũng - Địa chính Nông lâm xã) để kịp thời xử lý.

TUYÊN TRUYỀN SÂU BỆNH HẠI LÚA

Đăng lúc: 15/08/2024 00:00:00 (GMT+7)

Ngày 15 tháng 8 năm 2024. UBND xã Giao Thiện đã ban hành công văn số 101/CV-ĐCNL về việcv chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ thu mùa năm 2024. Nội dung công văn cụ thể như sau:

Kính gửi: - Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống đói rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi xã;

- Các thôn trên địa bàn xã.

Thực hiện Công văn số 1565/UBND-NNPTNT ngày 13/8/2024 của UBND huyện Lang Chánh về việc chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên cây lúa cuối vụ Thu Mùa năm 2024. Hiện nay, trên trà lúa mùa sớm và chính vụ đang ở giai đoạn đứng cái - trổ, trà lúa mùa muộn giai đoạn cuối đẻ nhánh - đứng cái, riêng các giống lúa nếp cảm quang, nếp cái hoa vàng, nếp hạt cau, nếp bản địa đang giai đoạn đẻ nhánh rộ, nhìn chung cây lúa sinh trưởng phát triển khá.

Để bảo vệ năng suất vụ Thu Mùa và giảm thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Chủ tịch UBND xã yêu cầu các đồng chí thành viên Ban chỉ đạo tiêm phòng và phòng chống đói rét, dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi xã; Các thôn trên địa bàn xã thực hiện một số nội dung sau:

1. Tăng cường công tác chỉ đạo các thôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về bảo vệ và chăm sóc cho cây lúa và hoa màu.

2. Thường xuyên điều tra, phát hiện, dự tính, dự báo các đối tượng sâu bệnh hại, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.

3. Tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình diễn biến sâu bệnh hại và biện pháp phòng trừ để người dân chủ động phòng trừ có hiệu quả, cụ thể:

- Trên những diện tích lúa cuối giai đoạn đẻ nhánh đến đứng cái nếu mật độ sâu cuốn lá nhỏ từ 50 con/m2 và từ 20 con/m2 (giai đoạn ôm đòng đến trổ) trở lên, cần tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc như: Clever 150SC, 300WG, Voliam Targo 063SC, Obaone 95WG, Incipio 200SC, Prevathon5SC,Vibamec 3.6 EC, Bạch hổ 150 SC...

- Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng phun trừ khi rầy cám tuổi 1-2 đối với lúa giai đoạn trước trỗ nếu mật độ từ 1.500 con/m2 bằng các thuốc nội hấp, lưu dẫn có hoạt chất như Pymetrozine; Acetamiprid + Imidacloprid; Lambda-cyhalothrin + Thiamethoxam,... (Sutin 50 EC, Chatot 600WP, Chess 50 WG,…) và từ 750con/m2 giai đoạn sau trỗ bằng các loại thuốc tiếp xúc có hoạt chất như Fenobucarb, Nitenpyram, Buprofezin,…

- Đối với những diện tích lúa chớm bị bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn và những diện tích có nguy cơ cao bằng các loại thuốc có hoạt chất Bismerthiazol, Copperhuydroxide, Oxolinic acid, Thioddiazole zinc, Kasugamycin, Streptomycin, Ningnanmycin, Bronopol ...

LÚA.jpg

Lưu ý: Không chỉ đạo phun thuốc tràn lan, phun khi sâu non, rầy cám đang ở tuổi 1, 2 và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng. (đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng-nồng độ và đúng cách)

4. Chủ động công tác kiểm tra, kiểm soát việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật ở địa phương, xử lý nghiêm các hộ kinh doanh thuốc ngoài danh mục, thuốc hết hạn sử dụng, bán kèm những loại thuốc không đúng đối tượng phòng trừ.

Ngoài ra cần tăng cường theo sâu đục thân bướm 2 chấm, chuột, bọ xít dài, bệnh khô vằn, đen lép hạt để có biện phòng trừ ngay ở diện hẹp. Lưu ý trên các giống lúa cảm quang (Nếp cái hoa vàng, nếp hạt cau...) cần tập trung bón thúc đợt 2 (đón đòng) vào thời gian quanh tiết Bạch lộ (ngày 07/9 năm 2024) và chú ý lứa sâu đục thân 2 chấm vào giai đoạn đòng trổ (từ 01-10/10 năm 2024).

Trên đây là một số nội dung quan trọng, Chủ tịch UBND xã yêu cầu các đồng chí thành viên BCĐ xã, Các thôn trên địa bàn xã thực hiện tốt các nội dung trên và thường xuyên báo cáo về UBND xã (qua đ/c Lương Văn Dũng - Địa chính Nông lâm xã) để kịp thời xử lý.