Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
67702

Thực hiện Kế hoạch số: 24/KH-UBND ngày 02/02/2023 của Uỷ ban nhân dân huyện Lang Chánh về Phát triển du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc huyện Lang Chánh năm 2024. UBND xã Giao Thiện xây dựng kế hoạch phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh năm 2024 với những nội dung cụ thể sau đây:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, khai thác tiềm năng du lịch trong đó đặc biệt coi trọng phát triển loại hình du lịch văn hóa cộng đồng người Thái, Mường, du lịch sinh thái gắn với Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh - thác Hón Lối; Cánh đồng lúa làng Khụ và du lịch tâm linh gắn với đền Tên Púa.

- Nâng cao nhận thức của các cấp, các ban, ngành về vị trí, vai trò của du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành và xã hội hóa cao, góp phần bảo vệ tài nguyên môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc nhằm thúc đẩy sự phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm đóng góp tích cực cho việc xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm môi trường cho phát triển du lịch.

- Xây dựng sản phẩm du lịch đa dạng, có tính cạnh tranh trên cơ sở phát huy tài nguyên du lịch độc đáo, mang bản sắc riêng của địa phương, có thế mạnh nổi trội về cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, tâm linh... đem lại hiệu quả tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói chung và của xã Giao thiện nói riêng.

- Từng bước xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch, phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh có sự tham gia của cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới; kết hợp chặt chẽ việc khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch; giữ gìn an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.

2. Yêu cầu

- Xây dựng và phát triển khu du lịch theo đúng quy hoạch, định hướng đã được phê duyệt; đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thiết thực có tính khả thi để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư phát triển du lịch.

- Phát triển các sản phẩm du lịch cần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch của , tạo được những sản phẩm mang bản sắc văn hóa đặc trưng và hấp dẫn của các khu du lịch. 

- Phát triển du lịch cộng đồng đi đôi với việc bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hoá, nâng cấp cảnh quan thiên nhiên, môi trường du lịch, nâng cao trình độ dân trí, thúc đẩy phát triển nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, tạo việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo.

II. NỘI DUNG

1.Về các khu du lịch

-  Du lịch sinh thái, trải nghiệm tại Di tích Danh lam thắng cảnh thiên nhiên cấp tỉnh là Thác Hón Lối, điểm di tích Đền Tên Púa; khu vực cánh đồng lúa thôn Khụ 1; Làng văn hóa cộng đồng - làng Húng, gắn liền với các thác thiên nhiên.

-  Du lịch văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, Mường trên địa bàn các thôn, bản. Những điệu khắp, điệu xường, Hát ru, cồng chiêng, khua luống...đều là những tiềm năng du lịch văn hóa đặc sắc của địa phương.

-  Du lịch tâm linh đền Tên Púa- tại thôn Chiềng Lằn - là nơi đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trong thờ phụng vua Lê Thái Tổ.

- Tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, cảnh quan xung quanh khu du lịch luôn sáng, xanh, sạch đẹp, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao chất lượng phục vụ du lịch…

- Tiếp tục đầu tư sửa chữa hạ tầng du lịch, tăng cường công tác quản lý nhà nước thông qua xây dựng các chính sách bảo tồn và quản lý tài nguyên du lịch, xây dựng kế hoạch quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch. Tạo điều kiện cho người dân mở rộng các loại hình dịch vụ du lịch, thu hút sự hỗ trợ của doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn..

2. Về công tác đảm bảo hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

- Ưu tiên việc thực hiện lồng ghép các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế hàng năm gắn với công tác phát triển du lịch trên địa bàn; thường xuyên tu bổ, sửa chữa hệ thống giao thông hiện có phục vụ khách tham quan du lịch.

- Xây dựng kế hoạch tu sửa, chỉnh trang, tổ chức cắm biển chỉ dẫn, biển cảnh báo nguy hiểm phục vụ khách du lịch khám phá.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện việc trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường tại các điểm đến du lịch, chú ý lựa chọn các loài cây, hoa đặc trưng của địa phương để tạo điểm nhấn cho khách tham quan; tổ chức thu gom và xử lý rác thải đảm bảo môi trường xanh, sạch nơi công cộng và đến từng hộ dân.

- Xây dựng điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm du lịch; vận động, khuyến khích và hỗ trợ các hộ dân đẩy mạnh thực hiện các mô hình trồng các loại cây dược liệu nhằm tạo sản phẩm hàng hóa, các hộ gia đình làm nghề truyền thống đan lát, dệt thổ cẩm, nuôi ong rừng... phục vụ du lịch.

- Lựa chọn các hộ dân tham gia hoạt động du lịch cộng đồng, tiến hành tự đầu tư hoặc hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trang bị các điều kiện tối thiểu như nhà vệ sinh, nhà tắm, chăn đắp... phục vụ lưu trú cho khách du lịch.

3. Phát triển các sản phẩm du lịch

- Đa dạng hoá các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu và kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu của du khách, tăng hiệu quả kinh tế cho hoạt động du lịch.

- Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng, sản phẩm nghề truyền thống.

- Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp: Chú trọng phát triển các loại hình du lịch dã ngoại, du lịch nghiên cứu sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng.

- Du lịch sự kiện: Tổ chức ngày hội văn hóa truyền thống, gắn với chợ phiên, dâng hương tại đền tên Púa hàng năm.

- Du lịch tham quan các di tích văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh và du lịch tâm linh.

- Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: Làng Húng; Khụ 1, Khụ 2.

- Du lịch văn hoá đắc sắc, dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Thái, Mường.

4. Tổ chức và quản lý

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch khắc phục những hạn chế trong thời gian qua. Thực hiện chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư phát triển du lịch; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, dự án được hỗ trợ; thu hút đầu tư vào khu du lịch sinh thái ,du lịch cộng đồng.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân cùng tham gia thực hiện công tác phát triển du lịch. Xây dựng các quy chế, phương án phân chia công việc, chia sẻ lợi nhuận trên cơ sở hợp tác cùng có lợi của cộng đồng, đề xuất các biện pháp triển khai thực hiện.

- Lựa chọn đội ngũ những người có trình độ để tập huấn, đào tạo đảm nhiệm các công việc làm đầu mối tổ chức đưa đón khách, hướng dẫn viên tại các điểm... phục vụ phát triển du lịch.

- Xây dựng các chương trình hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các sản phẩm đặc trưng của địa phương, làm nghề truyền thống như nghề đan lát, dệt thổ cẩm, thủ công mỹ nghệ, nuôi ong, chế biến các loại từ lâm sản phụ thành hàng hóa... phục vụ phát triển du lịch.

- Tổ chức kết nối các khu, điểm du lịch; các dịch vụ du lịch và các doanh nghiệp lữ hành, các cơ quan báo chí để quảng bá, triển khai và đưa vào hoạt động có hiệu quả.

- Xây dựng nội dung để thuyết minh, hướng dẫn ở các điểm tham quan phù hợp với truyền thuyết và đặc thù của nhằm tạo sự đa dạng liên hoàn sản phẩm, góp phần tăng thời gian lưu trú của khách du lịch.

- Xây dựng thông tin về dịch vụ và giá cả hàng hoá trên trang thông tin điện tử của và hệ thống thông tin đại chúng để phục vụ du khách. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, dịch vụ du lịch, quản lý giá cả, có những giải pháp cương quyết để làm lành mạnh hoá môi trường du lịch, dịch vụ du lịch, vận động bà con nhân dân thực hiện tốt nếp sống văn minh. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân, các hộ kinh doanh chấp hành tốt các quy định của Nhà nước trong kinh doanh. Tổ chức sắp xếp các hoạt động dịch vụ, buôn bán theo hướng văn minh lịch sự và có trật tự. Đồng thời có biện pháp chế tài, xử lý các hành vi ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.

- Tổ chức quảng bá du lịch bằng nhiều hình thức như quảng bá trên Website, trên các phương tiện fanpad, zalo, Facebook và địa phương, quảng bá tại các hội chợ. Đồng thời cung cấp thông tin tại chỗ cho khách du lịch.

III. GIẢI PHÁP

1. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch

Chú trọng đào tạo kỹ năng giao tiếp, tâm lý du khách, chuyên môn, phong cách phục vụ, nâng cao trình độ cho đội ngũ thuyết minh viên du lịch và người lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch.

2. Giải pháp về đa dạng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch

- Sản phẩm quà lưu niệm tại các điểm du lịch: Cần có kế hoạch và khai thác cụ thể các nghề truyền thống. Chẳng hạn, nghề đan lát, mây, tre, dệt thổ cẩm cần phát triển thành sản phẩm quà lưu niệm đặc trưng du lịch; các sản phẩm đan lát, mây, tre hay dệt thổ cẩm nên có kích thước nhỏ, gọn.

- Hướng dẫn du khách chế biến những món đặc sản của thôn, bản có tiềm năng phát triển du lịch nhằm nâng cao việc giao lưu văn hóa giữa người dân bản địa và khách du lịch.

- Phát triển thêm loại hình du lịch tham quan, du lịch khám phá lồng ghép lịch sử, văn hóa để tăng sự hấp dẫn đối với du khách.

3. Giải pháp về công tác quảng bá, xúc tiến du lịch

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá tiềm năng, sản phẩm, tài nguyên du lịch nhằm thu hút lượng khách ngày càng đông góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao hình ảnh du lịch của địa phương; phối hợp với các doanh nghiệp, công ty lữ hành khảo sát thực tế tại địa phương; tranh thủ mời gọi đầu tư và các chính sách về ưu đãi đầu tư để phát triển du lịch.

4. Giải pháp về bảo vệ môi trường và tôn tạo tài nguyên du lịch

Cần lồng ghép công tác bảo vệ môi trường, khuyến khích việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên với bảo vệ môi trường tự nhiên. Các điểm du lịch tiềm năng cần xây dựng các chương trình cho khách du lịch vừa tham quan, vừa thực hiện bảo vệ môi trường: thu gom rác thải đúng nơi quy định, tắt các thiết bị điện khi không cần thiết, sử dụng nước sinh hoạt hợp lý.

5. Giải pháp về chính sách phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát triển bền vững

- Cần kết hợp cho khách tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, nghề truyền thống trước khi lưu trú tại các điểm du lịch sẽ góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, trùng tu các di tích lịch sử, các nghề truyền thống có nguồn kinh phí duy trì hoạt động và phát triển.

- Thưởng thức chương trình nghệ thuật dân tộc Thái, Mường: Cần tổ chức cho khách trải nghiệm và tham gia nhằm gia tăng nguồn thu từ du khách.

- Tổ chức các trò chơi, trò diễn dân gian đắc sắc của đồng bào dân tộc Thái, Mường tại các điểm du lịch như tung còn, đẩy gậy, kéo co... nhằm tôn tạo và phát huy, quảng bá các giá trị văn hóa của dân tộc Thái, Mường  tại các làng, bản.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Công chức Văn hoá - xã hội

Chủ trì, phối hợp với các ban, các tổ chức đoàn thể Chính trị, xã hội có liên xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo có hiệu quả các nội dung trong kế hoạch đã đề ra; tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về các khu du lịch cộng đồng, văn hoá, sinh thái, nghỉ dưỡng, thủ công mỹ nghệ và du lịch tâm linh.

2. Công chức Địa chính địa chính XD và Môi trường

Căn cứ nội dung của Kế hoạch, tham mưu cho UBND xã xây dựng Quy hoạch, kế hoạch đầu tư hạ tầng du lịch.

3. Công chức Tài chính ngân sách

Chủ trì, phối hợp với các ban, các tổ chức đoàn thể  chính trị, xã hội có liên quan tham mưu cơ chế, chính sách về tài chính, khuyến khích đầu tư phát triển du lịch.

4. Đề nghị MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội của xã

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn xã tích cực hưởng ứng, tham gia thực hiện Kế hoạch; chủ động, tích cực triển khai nội dung Kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức như: Tuyên chuyền vận động hội viên khôi phục nghề dệt thổ cẩm, đan lát, các món ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Thái, Mường…

5. Các đơn vị thôn, bản

- Triển khai kế hoạch đến cán bộ đảng viên, toàn thể quần chúng nhân dân, vận động cán bộ và nhân dân bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của cộng đồng khu dân cư.

- Các đơn vị: Chiếng Lằn, Húng, Khụ 1, Khụ 2, Poọng, trên cơ sở Kế hoạch của xã, xây dựng phận việc cụ thể để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái của thôn, bản mình.

Trên đây là Kế hoạch Phát triển du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh năm 2024 của UBND xã Giao Thiện.