Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
67702

Tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện năm 2024

Ngày 22/02/2024 00:00:00

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ Đảng ủy xã Giao Thiện về việc tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện năm 2024.

UBND xã Giao Thiện xây dựng Kế hoạch tổ chức ngày hội văn hóa truyền thống của xã năm 2024 với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và giao lưu văn hóa giữa các thôn, bản trên địa bàn xã. Đây còn là dịp để đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, Kinh và một số dân tộc anh em khác trên địa bàn xã gặp gỡ, giao lưu, đua tài, khoe sắc, bày tỏ lòng biết ơn, tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong xã nhằm xây dựng quê hương ngày một ấm no, hạnh phúc. Ngày hội văn hóa truyền thống là Lễ hội phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian nhằm tạo nên hoạt động sinh hoạt mang tính cộng đồng lành mạnh, là tiền đề góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tại địa phương. Kết nối với Di tích Danh lam thắng cảnh Cấp tỉnh trong quần thể Du lịch: Đền Tên Púa – Thác Hón Lối. Tạo nên chuỗi hoạt động để nhân dân tham gia hưởng thụ các giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thái, Mường trên quê hương Giao Thiện nói riêng.

2. Yêu cầu:

Ngày hội văn hóa truyền thống tổ chức trang trọng, đậm nét văn hóa dân tộc, làm sống lại những hình ảnh truyền thuyết dân gian, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong xã. Đồng thời để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Ngày hội phải thể hiện được nét văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, truyền thống anh hùng cách mạng, lịch sử vẻ vang của Dân tộc, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn các di tích Danh lam thắng cảnh; mang tính giáo dục, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày hội diễn ra phải đảm bảo tính trang nghiêm, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.


II. NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Nội dung: gồm 02 phần.

1.1. Phần Khai hội: Nghi thức cúng lễ, dâng hương tại đền Tên Púa.

1.2. Phần chính Hội: Là các trò chơi dân gian mang đậm truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương như:

Đánh mảng, Ném còn, Hát Khắp, Xường, Đánh Cồng Chiêng, Khua Luống, Nhảy sạp.

Thi đấu Bóng chuyền Nam; Bóng chuyền hơi Nữ và Kéo co.

2. Thời gian: Diễn ra trong ngày Mùng 8 tháng Giêng âm lịch tức là ngày 17 tháng 02 năm 2024.

2.1. Buổi Sáng: Khai mạc vào hồi 8 giờ 00 phút; Tổ chức Nghi thức Cúng lễ và dâng hương.

Thi đấu vòng loại các môn Bóng chuyền Nam, Bóng chuyền hơi Nữ, Kéo co.

Vui chơi các trò chơi: Đánh mảng, ném còn, hát Khắp, Xường, đánh Cồng Chiêng, Khua Luống, Nhảy sạp.

2.2. Buổi chiều: Tiếp tục thi đấu các trận Bóng chuyền Nam, bóng chuyền hơi Nữ và chung kết môn kéo co.

3. Địa điểm:

3.1. Tại sân đền Tên Púa, làng Chiềng Lằn, xã Giao Thiện: Nghi thức cúng lễ và Dâng hương và Diễn ra các trò chơi dân gian: Đánh mảng, Ném còn, Hát Khắp, Xường, Đánh Cồng Chiêng, Khua Luống, Nhảy sạp.

3.2. Tại sân vận động xã Giao Thiện: Lễ Khai mạc và Thi đấu Bóng chuyền Nam, Bóng chuyền hơi Nữ; Kéo co.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Quy mô: Cấp xã.

Khách mời tham dự: Cấp huyện mời: Đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách xã. Đồng chí PCT.UBND huyện phụ trách lĩnh vực Văn hóa xã hội; Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện; Giám đốc trung tâm văn hóa thể thao huyện, Đài truyền hình huyện.

Cấp xã mời: Các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy; Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể, cơ quan, đơn vị, trường học; Các thôn, bản và toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn.

2. Đăng ký tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT gồm các môn:

Môn bóng chuyền Nam, bóng chuyền hơi Nữ: Mỗi thôn, đơn vị trường học chọn 01 đội bóng chuyền Nam; 01 đội bóng chuyền hơi nữ; 01 đội kéo co đồng đội nam nữ.

3. Điều kiện tham dự ngày hội:

Các đơn vị tham gia thi đấu phải đăng ký với Ban tổ chức (Bộ phận Văn hóa xã hội) trước ngày 01 tháng 02 năm 2024 để Ban tổ chức sắp xếp lịch thi đấu.

Các thôn, bản cử các đoàn vận động viên tham gia đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của BTC ngày hội.

Các cơ quan, đơn vị trường học trên địa bàn đăng ký nội dung thi đấu về BTC ngày hội.

4. Cơ cấu giải thưởng: Dự kiến

4.1. Môn Bóng chuyền da Nam, bóng chuyền hơi Nữ gồm:

02 giải nhất (01 Nam và 01 Nữ): 1.000.000đ/giải = 2.000.000đ

02 giải nhì (01 Nam và 01 Nữ): 500.000đ/giải = 1.000.000đ

03 giải ba (01 Nam và 02 Nữ): 300.000đ/giải = 900.000đ

4.2. Môn Kéo co đồng đội Nam Nữ gồm:

01 giải nhất: 500.000đ

01 giải nhì: 300.000đ

01 giải ba: 200.000đ

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ phận văn hóa xã hội:

Là bộ phận thường trực chủ trì phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng và triển khai kế hoạch.

Lập dự toán kinh phí cho công tác tổ chức ngày hội và tham mưu cho UBND xã thành lập Ban tổ chức tổ trọng tài và triển khai Kế hoạch tổ chức ngày hội.

Ban hành điều lệ chung và điều lệ từng môn thi đấu của ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện năm 2024.

Tổ chức treo băngzôn, ma két, cờ, chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất để ngày hội diễn ra thành công tốt đẹp. Xây dựng dự toán kinh phí tổ chức ngày hội trình UBND xã phê duyệt.

2. Văn phòng – Thống kê:

Soạn thảo giấy mời đại biểu, gửi các đơn vị tham gia Ngày hội; Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất có liên quan như: Sân thi đấu thể thao, sân khấu, tăng âm loa đài, bàn ghế, điện chiếu sáng, điện cho âm thanh, ánh sáng tại đêm diễn văn nghệ, hậu cần để phục vụ ngày hội; đón tiếp khách, đại biểu đến tham dự ngày hội; dự thảo kêu gọi các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm đóng góp kinh phí tổ chức Ngày hội nhằm từng bước xã hội hóa công tác lễ hội.

3. Địa chính Nông nghiệp – Xây dựng – Môi trường:

Phối hợp với Trưởng thôn Poọng, trưởng thôn Chiềng Lằn vận động bà con nhân dân hai thôn Poọng và Chiềng Lằn đảm bảo mặt bằng, dọn vệ sinh, cảnh quan môi trường nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội văn hóa.

4. Bộ phận tài chính – Kế toán:

Bố trí nguồn kinh phí đúng, đủ, kịp thời theo sự phê duyệt của lãnh đạo để Kế hoạch triển khai thuận lợi và hiệu quả.

5. Ban Công an xã:

Tham mưu cho UBND xã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự để ngày hội diễn ra thành công, an toàn.

6. Đoàn Thanh niên cộng sản HCM:

Giao Đoàn Thanh niên phối hợp với cán bộ truyền thanh, bí thư các chi đoàn tìm, tuyển chọn cầu thủ tham gia môn bóng chuyền nam, tập luyện, thi đấu trong ngày hội; Chỉ đạo các chi đoàn nhiệt tình hưởng ứng và tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT của Ngày hội.

7. Hội Nông dân:

Chủ trì chỉ đạo chi hội trưởng hội nông dân các thôn, bản, tìm, lựa chọn vận động viên tham gia môn Kéo co đồng đội Nam Nữ; Chỉ đạo các Chi hội nhiệt tình hưởng ứng và tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT của Ngày hội.

8. Hội Phụ nữ:

Với chức trách, nhiệm vụ của Hội, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Ngày hội cho hội viên của mình, chỉ đạo các chi hội tìm và tuyển chọn các cầu thủ tham gia môn bóng chuyền hơi nữ, tập luyện và thi đấu trong Ngày hội.

9. Hội Cựu chiến binh:

Vận động, tuyên truyền các hội viên của mình hăng hái tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, TDTT trong ngày hội. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức môn Ném Còn, Đánh mảng, giao lưu khua luống, cồng chiêng trong Ngày hội.

10. Trạm y tế:

Đảm bảo vật dụng, thuốc men để sơ cấp cứu, cử cán bộ y tế túc trực tại khu vực Đền và khu vực thi đấu các môn thể thao trong suốt thời gian diễn ra ngày hội.

11. Các đơn vị trường học:

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh đăng ký tham gia các nội dung trong Ngày hội.

12. Trưởng các thôn, bản:

Phối hợp với các ban, ngành của xã tuyên truyền sâu rộng tới bà con nhân dân trên địa bàn của thôn về kế họach tổ chức ngày hội năm 2024; phối hợp với các lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự; Tổ chức treo cờ tổ quốc, cờ Đảng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và dịp diễn ra ngày hội; Tổ chức cho bà con nhân dân quét dọn vệ sinh môi trường, đảm bảo sạch sẽ đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp và tham gia đăng ký đầy đủ các môn thi đấu trong Ngày hội.

Riêng làng Chiềng Lằn: Phối hợp với các ban, ngành có liên quan của xã tuyên truyền tới mọi người dân về kế hoạch tổ chức ngày hội; Huy động lực lượng đảm bảo mặt bằng phục vụ Ngày hội; Tham gia các môn thi đấu, tổ chức treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng, hồng kỳ, cờ nheo, cờ lễ hội trong những ngày tết Nguyên Đán Giáp Thìn và Ngày hội; Tổ chức cho nhân dân quét dọn vệ sinh môi trường, đảm bảo sạch sẽ đường làng ngõ xóm, tạo mỹ quan xanh sạch đẹp. Thực hiện các công việc khác khi có sự phân công của BTC Ngày hội.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống năm 2024. UBND xã yêu cầu các thôn bản, các cơ quan đơn vị, các ngành, các bộ phận công chức bám sát kế hoạch để triển khai thực hiện

Tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện năm 2024

Đăng lúc: 22/02/2024 00:00:00 (GMT+7)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban thường vụ Đảng ủy xã Giao Thiện về việc tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện năm 2024.

UBND xã Giao Thiện xây dựng Kế hoạch tổ chức ngày hội văn hóa truyền thống của xã năm 2024 với những nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện nhằm phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và giao lưu văn hóa giữa các thôn, bản trên địa bàn xã. Đây còn là dịp để đồng bào các dân tộc: Thái, Mường, Kinh và một số dân tộc anh em khác trên địa bàn xã gặp gỡ, giao lưu, đua tài, khoe sắc, bày tỏ lòng biết ơn, tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết của nhân dân các dân tộc trong xã nhằm xây dựng quê hương ngày một ấm no, hạnh phúc. Ngày hội văn hóa truyền thống là Lễ hội phục vụ nhu cầu sinh hoạt tâm linh với các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi dân gian nhằm tạo nên hoạt động sinh hoạt mang tính cộng đồng lành mạnh, là tiền đề góp phần đẩy mạnh phát triển du lịch tại địa phương. Kết nối với Di tích Danh lam thắng cảnh Cấp tỉnh trong quần thể Du lịch: Đền Tên Púa – Thác Hón Lối. Tạo nên chuỗi hoạt động để nhân dân tham gia hưởng thụ các giá trị văn hóa đặc sắc, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa Thái, Mường trên quê hương Giao Thiện nói riêng.

2. Yêu cầu:

Ngày hội văn hóa truyền thống tổ chức trang trọng, đậm nét văn hóa dân tộc, làm sống lại những hình ảnh truyền thuyết dân gian, phù hợp với phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc trong xã. Đồng thời để thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Ngày hội phải thể hiện được nét văn hóa Việt Nam phong phú, đa dạng, truyền thống anh hùng cách mạng, lịch sử vẻ vang của Dân tộc, truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, giữ gìn các di tích Danh lam thắng cảnh; mang tính giáo dục, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Ngày hội diễn ra phải đảm bảo tính trang nghiêm, an toàn, hiệu quả và tiết kiệm.


II. NỘI DUNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

1. Nội dung: gồm 02 phần.

1.1. Phần Khai hội: Nghi thức cúng lễ, dâng hương tại đền Tên Púa.

1.2. Phần chính Hội: Là các trò chơi dân gian mang đậm truyền thống của đồng bào dân tộc Mường, Thái ở địa phương như:

Đánh mảng, Ném còn, Hát Khắp, Xường, Đánh Cồng Chiêng, Khua Luống, Nhảy sạp.

Thi đấu Bóng chuyền Nam; Bóng chuyền hơi Nữ và Kéo co.

2. Thời gian: Diễn ra trong ngày Mùng 8 tháng Giêng âm lịch tức là ngày 17 tháng 02 năm 2024.

2.1. Buổi Sáng: Khai mạc vào hồi 8 giờ 00 phút; Tổ chức Nghi thức Cúng lễ và dâng hương.

Thi đấu vòng loại các môn Bóng chuyền Nam, Bóng chuyền hơi Nữ, Kéo co.

Vui chơi các trò chơi: Đánh mảng, ném còn, hát Khắp, Xường, đánh Cồng Chiêng, Khua Luống, Nhảy sạp.

2.2. Buổi chiều: Tiếp tục thi đấu các trận Bóng chuyền Nam, bóng chuyền hơi Nữ và chung kết môn kéo co.

3. Địa điểm:

3.1. Tại sân đền Tên Púa, làng Chiềng Lằn, xã Giao Thiện: Nghi thức cúng lễ và Dâng hương và Diễn ra các trò chơi dân gian: Đánh mảng, Ném còn, Hát Khắp, Xường, Đánh Cồng Chiêng, Khua Luống, Nhảy sạp.

3.2. Tại sân vận động xã Giao Thiện: Lễ Khai mạc và Thi đấu Bóng chuyền Nam, Bóng chuyền hơi Nữ; Kéo co.

III. HÌNH THỨC TỔ CHỨC

1. Quy mô: Cấp xã.

Khách mời tham dự: Cấp huyện mời: Đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Ủy viên Ban Chấp hành phụ trách xã. Đồng chí PCT.UBND huyện phụ trách lĩnh vực Văn hóa xã hội; Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện; Giám đốc trung tâm văn hóa thể thao huyện, Đài truyền hình huyện.

Cấp xã mời: Các đồng chí trong Ban Thường vụ Đảng ủy; Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, MTTQ, các ban ngành đoàn thể, cơ quan, đơn vị, trường học; Các thôn, bản và toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn.

2. Đăng ký tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT gồm các môn:

Môn bóng chuyền Nam, bóng chuyền hơi Nữ: Mỗi thôn, đơn vị trường học chọn 01 đội bóng chuyền Nam; 01 đội bóng chuyền hơi nữ; 01 đội kéo co đồng đội nam nữ.

3. Điều kiện tham dự ngày hội:

Các đơn vị tham gia thi đấu phải đăng ký với Ban tổ chức (Bộ phận Văn hóa xã hội) trước ngày 01 tháng 02 năm 2024 để Ban tổ chức sắp xếp lịch thi đấu.

Các thôn, bản cử các đoàn vận động viên tham gia đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của BTC ngày hội.

Các cơ quan, đơn vị trường học trên địa bàn đăng ký nội dung thi đấu về BTC ngày hội.

4. Cơ cấu giải thưởng: Dự kiến

4.1. Môn Bóng chuyền da Nam, bóng chuyền hơi Nữ gồm:

02 giải nhất (01 Nam và 01 Nữ): 1.000.000đ/giải = 2.000.000đ

02 giải nhì (01 Nam và 01 Nữ): 500.000đ/giải = 1.000.000đ

03 giải ba (01 Nam và 02 Nữ): 300.000đ/giải = 900.000đ

4.2. Môn Kéo co đồng đội Nam Nữ gồm:

01 giải nhất: 500.000đ

01 giải nhì: 300.000đ

01 giải ba: 200.000đ

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ phận văn hóa xã hội:

Là bộ phận thường trực chủ trì phối hợp với các ban ngành đoàn thể xây dựng và triển khai kế hoạch.

Lập dự toán kinh phí cho công tác tổ chức ngày hội và tham mưu cho UBND xã thành lập Ban tổ chức tổ trọng tài và triển khai Kế hoạch tổ chức ngày hội.

Ban hành điều lệ chung và điều lệ từng môn thi đấu của ngày hội văn hóa truyền thống xã Giao Thiện năm 2024.

Tổ chức treo băngzôn, ma két, cờ, chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất để ngày hội diễn ra thành công tốt đẹp. Xây dựng dự toán kinh phí tổ chức ngày hội trình UBND xã phê duyệt.

2. Văn phòng – Thống kê:

Soạn thảo giấy mời đại biểu, gửi các đơn vị tham gia Ngày hội; Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất có liên quan như: Sân thi đấu thể thao, sân khấu, tăng âm loa đài, bàn ghế, điện chiếu sáng, điện cho âm thanh, ánh sáng tại đêm diễn văn nghệ, hậu cần để phục vụ ngày hội; đón tiếp khách, đại biểu đến tham dự ngày hội; dự thảo kêu gọi các tổ chức, cá nhân có tấm lòng hảo tâm đóng góp kinh phí tổ chức Ngày hội nhằm từng bước xã hội hóa công tác lễ hội.

3. Địa chính Nông nghiệp – Xây dựng – Môi trường:

Phối hợp với Trưởng thôn Poọng, trưởng thôn Chiềng Lằn vận động bà con nhân dân hai thôn Poọng và Chiềng Lằn đảm bảo mặt bằng, dọn vệ sinh, cảnh quan môi trường nơi diễn ra các hoạt động của Ngày hội văn hóa.

4. Bộ phận tài chính – Kế toán:

Bố trí nguồn kinh phí đúng, đủ, kịp thời theo sự phê duyệt của lãnh đạo để Kế hoạch triển khai thuận lợi và hiệu quả.

5. Ban Công an xã:

Tham mưu cho UBND xã xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự để ngày hội diễn ra thành công, an toàn.

6. Đoàn Thanh niên cộng sản HCM:

Giao Đoàn Thanh niên phối hợp với cán bộ truyền thanh, bí thư các chi đoàn tìm, tuyển chọn cầu thủ tham gia môn bóng chuyền nam, tập luyện, thi đấu trong ngày hội; Chỉ đạo các chi đoàn nhiệt tình hưởng ứng và tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT của Ngày hội.

7. Hội Nông dân:

Chủ trì chỉ đạo chi hội trưởng hội nông dân các thôn, bản, tìm, lựa chọn vận động viên tham gia môn Kéo co đồng đội Nam Nữ; Chỉ đạo các Chi hội nhiệt tình hưởng ứng và tham gia các hoạt động văn hóa, TDTT của Ngày hội.

8. Hội Phụ nữ:

Với chức trách, nhiệm vụ của Hội, tổ chức tuyên truyền sâu rộng về Ngày hội cho hội viên của mình, chỉ đạo các chi hội tìm và tuyển chọn các cầu thủ tham gia môn bóng chuyền hơi nữ, tập luyện và thi đấu trong Ngày hội.

9. Hội Cựu chiến binh:

Vận động, tuyên truyền các hội viên của mình hăng hái tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, TDTT trong ngày hội. Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức môn Ném Còn, Đánh mảng, giao lưu khua luống, cồng chiêng trong Ngày hội.

10. Trạm y tế:

Đảm bảo vật dụng, thuốc men để sơ cấp cứu, cử cán bộ y tế túc trực tại khu vực Đền và khu vực thi đấu các môn thể thao trong suốt thời gian diễn ra ngày hội.

11. Các đơn vị trường học:

Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh đăng ký tham gia các nội dung trong Ngày hội.

12. Trưởng các thôn, bản:

Phối hợp với các ban, ngành của xã tuyên truyền sâu rộng tới bà con nhân dân trên địa bàn của thôn về kế họach tổ chức ngày hội năm 2024; phối hợp với các lực lượng đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự; Tổ chức treo cờ tổ quốc, cờ Đảng trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và dịp diễn ra ngày hội; Tổ chức cho bà con nhân dân quét dọn vệ sinh môi trường, đảm bảo sạch sẽ đường làng ngõ xóm xanh, sạch, đẹp và tham gia đăng ký đầy đủ các môn thi đấu trong Ngày hội.

Riêng làng Chiềng Lằn: Phối hợp với các ban, ngành có liên quan của xã tuyên truyền tới mọi người dân về kế hoạch tổ chức ngày hội; Huy động lực lượng đảm bảo mặt bằng phục vụ Ngày hội; Tham gia các môn thi đấu, tổ chức treo cờ Tổ quốc, cờ Đảng, hồng kỳ, cờ nheo, cờ lễ hội trong những ngày tết Nguyên Đán Giáp Thìn và Ngày hội; Tổ chức cho nhân dân quét dọn vệ sinh môi trường, đảm bảo sạch sẽ đường làng ngõ xóm, tạo mỹ quan xanh sạch đẹp. Thực hiện các công việc khác khi có sự phân công của BTC Ngày hội.

Trên đây là Kế hoạch tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống năm 2024. UBND xã yêu cầu các thôn bản, các cơ quan đơn vị, các ngành, các bộ phận công chức bám sát kế hoạch để triển khai thực hiện